Cam thảo – Dược liệu CCC

Cam thảo


Cam thảo là loại thảo dược quen thuộc đã được kết hợp sử dụng trong những bài thuốc Đông y từ xa xưa. Cam thảo không chỉ là loại thuốc mà còn được nhiều người sử dụng để làm thức uống hàng ngày. Vậy cam thảo uống có tác dụng gì và nguy cơ?

Xóa

Mô tả

3C cung cấp dược liệu cam thảo dưới dạng chiết xuất, bột và sấy khô

Còn có tên là bấc cam thảo, cam thảo bắc, sính cam thảo, quốc lão.

Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis Fish và Glycyrrhiza glabra L. (G. glandulifera Waldst et Kit).

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceaeỳ.

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) là rể và thần rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran (Glycyrrhiza uralensis Fish.) hay cây cam thảo chàu Âu Glycyrrhiza glabra L.

Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ; cỏ có vị ngọt.

Glycyrrhiza vì do chữ Hy lạp glykos là ngọt và riza là rễ, rễ có vị ngọt, uralensis vì sản xuất ở vùng núi Uran, dãy núi nằm giữa châu Á, châu Âu.

1. Giới thiệu chung

Cây cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới Im hay l,5m. Toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lè, lá chét 9-17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5,5cm, rộng 1,5-3cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22mm (cây trồng ở Việt nam sau 3 năm chưa thấy ra hoa). Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4cm, rộng 6-8cm, màu nâu đen, mặt quà có nhiều lông, Trong quả có 2-8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1,5-2mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng. 

Cây cam thảo Glycyrrhiza glabra rất giống loài cam thảo G. Uralensis, nhưng khác chỗ lá chét thuôn dài hơn, dài l,5-4cm, rộng 0,8- 2,3mm, quả giáp thẳng hoặc hơi cong, dài 2- 3cm, rộng 4-4mm, mặt quả gần như bóng hoặc có lông ngắn, số hạt ít hơn loài ttên. Mùa hoa tháng 6-8, mùa quả tháng 7-9 

Cam thảo trồng bằng hạt hoặc bằng thân rễ. Sau 4-5 năm trở lên có thể thu hoạch. Đào rễ và thân rể vào mùa xuân hoặc thu đông. Nhưng mùa thu đông cam thảo tốt hơn. Mỗi hecta có thể thu hoạch 8-10 tấn. Vì là một cây lâu năm mới thu hoạch cho nên trong 2-3 năm đầu trồng xen các cây thực phẩm. Khi đào thường chỉ lấy rễ, nhưng nhiều khi lấy cả thân rễ. Thân rễ rất dài, có khi tới 7-8m.

2. Thành phần hóa học

Trong cam thào người ta đã phân tích thấy 3- 8% glucoza, 2,4-6,5% sacaroza, 25-30% tinh bột, 0,3-0,35% tinh dầu, 2-4% asparagin, 11- 30mg% vitamin c, các chất anbuyminoit, gôm, nhựa v.v…

Nhưng hoạt chất chính trong cam thảo là chất glyxyridin (glycyrrhizin) với tỷ lệ 6-14%, có khi tới 23%.

3. Công dụng của cam thảo

Cam thảo là một vị thuốc rất thống dụng trong đông y và tây y. Ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuớc lá, nước giải khát và chế thuốc chữa cháy.

Để biết thêm thông tin về nhà máy, vùng dược liệu, các dược liệu, chiết xuất khác quý khách hàng có thể liên hệ tới số hotline 0909 902 115  hoặc truy cập website https://ccc.vn để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cam thảo”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Cart