Vùng trồng cam thảo

Ở Việt Nam cam thảo được trồng phổ biến nhiều nơi, ngoài các dạng chiết hoặc cao thì cam thảo rất dễ dùng, có thể dùng ngậm trực tiếp hoặc phơi khô tán nhỏ thành bột đều có thể sử dụng được ngay trong sức khoẻ và làm đẹp.

Cam thảo là một vị thuốc rất thống dụng trong đông y và tây y.

Theo tài liệu cổ, cam thảo có vị ngọt, tính bình (sau khi nướng thì tính hơi ôn), vào 12 đường kinh. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điểu hòa các vị thuốc. Muốn thanh hỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng, ung thư.

Ai cũng biết đường saccaroza, chất ngọt được tiêu thụ nhiều nhất trong khẩu phần dinh dưỡng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nước ngọt nhưng ai cũng biết là ăn nhiều đường dễ mập, dễ hư răng, nguy hiểm đối với người mắc bệnh tiểu đường. Cho nên một hướng tìm tòi là thay vì ăn đường saccaroza, tìm một chất ngọt khác mà cơ thể không thể biến đường được. Trên hướng đó người ta đã dùng đường hóa học, saccarin, ngọt gấp 300-400 lần saccaroza, gly- cyrrhizin của cam thảo ngọt gấp 50 lần đường, steviosit lấy từ trái cây Stevia rebaudiana ngọt gấp 300 lần, nhưng phần lớn các chất ngọt kể trên đều ít nhiều để lại một hậu vị đắng khó chịu, nhất là một sổ chất ngọt kể trên lại bị nghi ngờ gây ra ung thư. Gần đây nhất, thế giới đang lưu tâm nghiên cứu một chất dầu không mầu, có vị ngọt chiết từ lá và hoa một loại cỏ nguồn gốc ở Mexico, có tên khoa học là Lippia dulcis Trev. thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae) .gọi theo tiếng địa phương ở Mexico là Tzonpelic Xihuiti có nghĩa là cỏ ngọt. Cây này đang được một số cơ quan nghiên cứu ở nước ta (ở cả hai miền) đang nghiên cứu trồng thử và chiết suất. Chất ngọt lấy ra được đặt tên là hernandulcin để nhớ đến công ơn của Francisco Hernandez, một y sĩ Tâỹ Ban Nha, người đầu tiên mô tả cây cỏ ngọt này giữa năm 1570-1576. Cấu tạo hóa học của chất này đã được xác định, kiểm tra bằng tổng hợp hóa học, khác với các chất ngọt được biết từ trước tới nay. Hemandulcin thuộc nhóm sesquitecpen, có tính ổn định và dể tổng hợp, giá thành không cao lắm. Với cùng một số lượng phân tử như nhau, hemandulcin ngọt hơn đường saccaroza khoảng 1.000 lẫn. Đây là một chất ngọt tốt, qua nhiều trắc nghiêm sinh học, đã chứng tỏ không sinh ra ung thư. Cho vào hao tử chuột với liều 2g/kg thể trọng, hemandulcin không gây hậu quả gì tai hại. Tuy nhiên hemandulcin vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu vì hương vị của hernandulcin không gây thích thú bằng đường saccaroza và hâu vị vẫn hơi đắng. Người ta đang tìm cách tổng hợp các dẫn xuất của hernandulcin có thổ không còn hậu vị khó chịu mà vị ngọt vẫn có hương vị dễ chịu của đường saccaroza.

Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt dễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có hai công dụng chủ yếu:

  • Chữa loét dạ dày và ruột. Ngày uống 3- 4g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống thời gian từ 7-14 ngày. Sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mật
  • Chữa bệnh Ađidơn (Addison ‘ s) vì trong cam thảo có axit glyxyretic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điêu trị bệnh Addison. Năm 1956 ba tác giả Trung Quốc có báo cáo trong Trung Hoa y học tạp chí đã dùng cao lỏng cam thảo với liều 15ml một ngày, có thể tăng tới 45-60ml đổ điều trị 4 trường hợp bệnh nhân bị bệnh Addison thì thấy thể lực tăng cường, natri trong huyết thanh tăng lên, huyết áp tăng lên, dùng phối hợp với cortisol thì có thể giảm được lượng cortisol
    Cart