Vùng trồng dâu tằm

Ngoài cây lúa thì có thể nói dâu tằm là loại cây phổ biến được nhắc tới nhiều khi nói về văn minh lúa nước Việt Nam. Bởi tính phổ biến của nó ngoài để ươm tằm dệt lụa thì dâu có nhiều công dụng trong đông y. Cùng 3C tìm hiểu một số vị thuốc có chứa dâu tằm:

Bài thuốc có các vị thuốc lấy từ cây dâu. (Các bài thuốc kinh nghiệm trong nhân dân)

Tang bạch bì (rễ cây dâu)

Chữa ho ra máu: Tang bạch bì 600g. Ngâm nước vo gạo 3 đêm. Tước nhỏ. Cho thêm 250g gạo nếp. Sao vàng, tán nhố. Trộn đều. Ngày uống 2 lần. Mỗi làn 8g chiêu bằng nước cơm.

Ho lâu năm: vỏ cây dâu-vỏ rễ cây chanh. Hai vị bằng nhau, mỗi thứ 10g sắc uống trong ngày.

Trẻ con ho có đờm: Tang bạch bì 4g sắc với nước cho uống.

Rụng tóc: Lấy tang bạch bì giã dập, ngâm nước. Đun sôi nửa giờ. Lọc, lấy nước đó gội đầu

Tang diệp (lá dâu)

Chữa nôn ra máu: Lá dâu cuối màu, sao vàng sắc uống. Ngày uống 12-16g.

Mụn nhọt lâu ngày không liền miệng:

Lá dâu sao vàng tán nhỏ, rác vào mụn đã rửa sạch.

Tang ký sinh (loại cây mọc ký sinh trên dâu)

Động thai đau bụng: Tang ký sinh 60g, giao (hoặc cao ban long) nướng thơm 20g, ngải diệp 20g, nước 3 bát (600ml). sắc còn một bát (200ml). Chia nhiều lần uống trong ngày.

Tang thấm:

Chữa tràng nhạc: Tang thầm (loại quả đã chín đen) 2 bát đầy. Cho vào vải vắt lấy nước, cô thành cao mềm. Ngày uống 3 lần, mỗi lấn 5g.

Tóc không mọc-tóc bạc: Quả dâu ngâm nước, lọc lấy nước xát vào đầu.

Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu)

Động thai-bí tiểu tiện: Tang phiêu tiêu, nướng vàng tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.

Với lợi thế có sẵn các vùng dược liệu dâu tằm, thì trong tương lai các sản phẩm chiết liên quan đến dâu tằm sẽ có tiềm năng để phát triển, ứng dụng nhiều hơn trong đời sống.

 

    Cart