Vùng trồng đinh lăng

Vùng trồng dược liệu đinh lăng Nam Trực, Nam Định

Cây đinh lăng là một vị thuốc quý thường được sử dụng nhiều trong đông y, cũng là một loại rau thường được ăn kèm cùng gỏi cá, nem, thịt luộc.

Cây đinh lăng cũng thuộc họ nhân sâm nên còn được gọi là nhân sâm đồng bằng, củ để lâu lăm cũng có nhiều dược tính. Lá thường phơi khô để dùng

Các bộ phận dùng làm thuốc ở cây đinh lăng: lá, hoa, quả, thân, rễ, củ. Là giống cây dễ tính, dễ thích nghi với đất, môi trường.

Đinh lăng là một cây được trồng phổ biến làm cảnh ở khắp nước ta, mọc cả ờ Lào và miền nam Trung Quốc.

Trước đày không thấy dùng làm thuốc, gần đây do sự nghiên cứu tác dụng bổ mới bắt đầu được dùng. Thường đào rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô.Trong đinh lăng đã tìm thấy có các alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin, các axit amin trong đó có lyzin, xystei, và methionin là những axit amin không thể thay thế được

Nước sắc rễ đinh lãng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai cùa cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.

Trên cơ sờ kết quả nghiên cứu dược lý, Viện y học quân sự Việt Nam năm 1964 cho thí nghiệm dùng trên người thấy vói liều 0,23 đến 0,50g bột đinh lăng một ngày dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ độ (30 độ) thì có kết quả tăng sức dẻo dai của cơ thể như khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Trong nhân dân, ngoài công dụng ăn gỏi cá, có nơi dùng đinh lăng chữa ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng. Tại Ân Độ, theo K. M. Naikarai, đinh lăng được dùng chữa sốt, làm săn da.

Với việc là một loại cây phổ biến sẵn có, dễ dùng thì việc quy hoạch trồng và mở rộng đinh lăng khả thi và mang lại giá trị thương mại cao. Chiết tách các hoạt chất và ứng dụng sẽ giúp bảo quản được lâu, tránh tình trạng rớt giá như hiện nạy.

3C nhà máy sản xuất dược liệu:

    Cart