Vùng trồng lô hội

Lô hội được trồng thành vùng dược liệu nhiều nơi ở nước ta.

Lô hội còn gọi là tượng đảm, du thông, nồ hội, lười hổ, hổ thiệt, long tu (Bình Định).

Tên khoa học Aloe sp.

Thuộc họ Hành tỏi Liỉiaceae.

Vị thuốc lô hội (Aloe) là dịch cô đặc của lá nhiều loài cây lô hội (có khi gọi là cây hổ thiệt- lưỡi hổ-vì lá giống lưỡi hổ).

Lô hội được dùng cả ưong đông y và tây y. Lô hội dùng trong đông y tuy nhập của Trung Quốc nhưng Trung Quốc cũng phải nhập của nước ngoài để xuất lại sang ta.

Lô là đen, hội là tụ lại, vì nhựa cây này cô đặc có sắc đen, đóng thành bánh do đó có tên như vậy.

Lô hội dùng ờ nước ta (cả đông y và tây y) chủ yếu là nhập của nước ngoài. Mặc dù nhập qua Pháp hay Trung Quốc cũng do một số loại sau đây:

  1. Loài Aloe vulgaris Lamk, ờ bắc châu Phi, cực nam châu Au, Àn Độ, cho lô hội An Độ. Tên trên thị trường quổc tế là Aloe des Aloe Curacao (Aloe des Indes.)
  2. Loài Aloe ferox và những loại lai của nó với các loài Aloe africana Mill., Aloe spìcata Thunb., Aloe perfoliata L. cho vị lô hội với tên Aloe du Cap.
  3. Loài Aloe perryl cho vị Aloe socotrin hay succotrin. Trong đông y rất chú ý phân biệt.

Tóm lại địa lý chủ yếu của lô hội là đông châu Phi (từ nam chí bắc đều có), An Độ, Châu Mỹ.

Tại nước ta, cây lô hội mọc hoang ở bờ biển những tỉnh Ninh Thuận (Phan Rang, Phan Ri) và Bình Thuận, ở miền Bắc được trồng làm cảnh nhưng ít hơn.

Muôn chiết xuất lô hội, người ta làm theo một trong những phương pháp sau đây:

Phương pháp áp dụng ở nam châu Phi (Cáp); Cắt lá xếp thành đống, cao Im, ở miệng hô’ đào dưới đất, dưới có lót da dê hay da ngựa, lá xếp càng lên trên càng vươn ra để nhựa chảy vào hố. Khi nhựa đã chảy hết, thì bỏ lá đi, lấy nhựa cô đặc trong nồi đồng. Khi cô rất vất vả vì mùi và khói rất hắc khó chịu. Đun quá thì bị cháy, đun chưa đủ thì lô hội bị mềm, cho nên người ta thường tập trung vào một xưởng riêng để cô đặc.

Phương pháp ở Curacao và cũng là phương pháp áp dụng ở miền nam Trung Bô nước ta: cắt lá, xếp thành hình chữ V vào trong hố, đầu cắt quay xuống dưới, nhựa chảy xuống tự nhiên, không cần phải ép. Cô đặc trong nồi đồng.

Tuỳ theo nguồn gốc, lô hội có thành phần hoá học khác nhau, nhưng căn bân có những chất sau đây:

  • Tinh dầu màu vàng, độ sồi 266n-271°, cho lô hội mùi đặc biệt. ít quan trọng về mặt tác dụng dược lý.
  • Nhựa 12-13%; Có tác giả cho rằng nhựa này không có tác dụng tẩy, nhưng cũng có tác giả cho rằng có tác dụng tẩy.
  • Hoạt chất chủ yếu là chất aloin. Aloin không phải là một chất thuần nhất mà là gồm những antraglucozit có tinh thể, vị đắng có tác dụng tẩy. Tỷ lệ aloin thay đổi tưỳ theo nguồn gốc lổ hội.
  • Thông thường tỷ lệ đó là 16-20%. Perrier có định lượng aloin trong lô hội Việt Nam thì thấy tỷ lệ này lên tới 26%. Tuy nhièn cũng có tác giả không cho aloin là hoạt chất tẩy độc nhất, vì nhiều loại lô hội có cùng một lượng aloin mà lại có tác dụng tẩy khác nhau.

 

    Cart