Củ mài (Hoài sơn) – Dược liệu CCC

Củ mài (Hoài sơn)


Cây củ mài thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía Bắc. Nhân dân thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. Ngày nay, do nhu cầu dược liệu, cây được trồng nhiều ở đồng bằng để làm thuốc.

Xóa

Mô tả

3C cung cấp dược liệu củ mài (hoài sơn) dưới dạng chiết xuất, bột và sấy khô

Còn gọi là sơn dược, khoai mài, củ mài, chính hoài.

Tên khoa học Dioscoi ea persimilis Prain et Burk. (Diơscorea oppositifolia Lour.).

Thuộc họ Cù nâu Dioscoreaceae.

Hoài sơn hay sơn dược (Rhizoma Dioscoreaè) là thán rễ cây củ mài (Dioscorea persimilis) cạo vỏ, sơ bộ chế biến rồi sấy khô

1. Giới thiệu chung

Cây củ mài là một loại dây leo ở trên mặt đất, có thân củ. Củ có thể dài 1m, đường kính 2- 10cm với nhiều rễ con. Thân cây nhẵn hơi có góc cạnh, ở kẽ lá những củ con gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”. Lá đơn, mọc đế; hoặc có khi so le, đầu lá nhọn phía cuống hình tim. Phiến lá dài 8-10cm, rộng 6-8cm. Cuống dài 1,5-3,5cm. Hoa đực hoa cái khác gốc. Quả khô có ba cạnh và có dìa. Mùa hoa vào tháng 7-8. Mùa quả vào tháng 9-11.

Mọc hoang ở khắp những vùng rừng núi nước ta. Trước đây, giữa các vụ thu hoạch nhân dân vẫn đi đào củ mài để ăn chống đói. Nhiều nhất tại các tỉnh Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Hiện nay ta đã bắt đầu trồng củ mài để chê’ hoài sơn vì nếu chì trống vào cây mọc hoang thì công đi tìm đào rất cao.

Mùa đào củ mài tốt nhất vào thu đông và đầu xuân (từ tháng 10-11 đến tháng 3-4). Muốn có hoài sơn phải chế như sau:

Củ mài đào về, rửa sạch đất, gọt vỏ rồi cho vào lò sấy diêm sinh trong 2 ngày hai đêm, lấy ra phơi khô là được. Nhưng nếu muốn có hình dáng đẹp dùng cho xuất khẩu cần chế biến phức tạp hơn.

2. Thành phần hóa học

Ngoài tinh bột ra các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lấy ra chất muxin là một loại protit nhớt, allantoin, axit amin, acginin và cholin. Ngoài ra còn có mantaza là mem tiêu hóa mantoza. về mặt thực phẩm, trong củ mài có chừng 63,25% chất bột, 0,45% chất béo, 6,75% chất protit.

3. Công dụng của củ mài (hoài sơn)

Ngoài việc dùng để ăn, chống đói, hoài sơn còn là vị thuốc.

Trong đông y hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ và hơi có tính chất thu sáp, dùng trong những trường hợp ăn uống khó tiêu, viêm ruột kinh niên, di tinh, đi đái đêm, mồ hôi trộm, đi đái đường.

Để biết thêm thông tin về nhà máy, vùng dược liệu, các dược liệu, chiết xuất khác quý khách hàng có thể liên hệ tới số hotline 0909 902 115  hoặc truy cập website https://ccc.vn để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Củ mài (Hoài sơn)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Cart