Ngũ sắc – Dược liệu CCC

Ngũ sắc


Để dùng làm thuốc, người ta có thể sử dụng lá, hoa và rễ của cây Ngũ sắc. Theo Đông y, lá Ngũ sắc có vị đắng, tính mát, hôi, hơi có độc; hoa có vị ngọt, tính mát; rễ có vị dịu, tính mát. Từ xa xưa, nhân dân ta và nhân dân thế giới đã sử dụng Ngũ sắc để điều trị các bệnh như: Cầm máu.

Xóa

Mô tả

3C cung cấp dược liệu ngũ sắc dưới dạng chiết xuất, bột và sấy khô

Còn có tên là hoa cứt lợn, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi.

Tên khoa học Ageratum conyzoides L.

Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae).

1. Giới thiệu chung

Cây hoa ngũ sắc là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc.

Cây ngũ sắc mọc hoang dại ở khắp nơi. Người ta hái toàn cây cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô

2. Thành phần hóa học

Đang nghiên cứu

3. Công dụng của ngũ sắc

  • Thường dùng cây ngũ sắc làm thuốc chữa bệnh phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở: Hái chừng 30-50g cây tươi, đem về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và uống trong ngày. Uống trong 3-4 ngày.
  • Tác dụng chữa viêm xoang mũi dị ứng mới phát hiện; Hái cây tươi về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau. Hiện nay đã có một số nơi chế thành thuốc sắc sẵn.
  • Phối hợp với nước bồ kết nấu nước gội đầu vừa thơm vừa sạch gầu trơn tóc.

Để biết thêm thông tin về nhà máy, vùng dược liệu, các dược liệu, chiết xuất khác quý khách hàng có thể liên hệ tới số hotline 0909 902 115  hoặc truy cập website https://ccc.vn để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ngũ sắc”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Cart