Bồ kết – Dược liệu CCC

Bồ kết


Theo Đông y, bồ kết vị cay mặn, tính hơi ôn, có độc, vào 2 kinh Phế, Đại tràng. Có tác dụng thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng; làm cho hắt hơi. Dùng chữa trúng phong, cấm khẩu, tiêu thực, đờm suyễn, sáng mắt, ích tinh.

Xóa

Mô tả

3C cung cấp dược liệu bồ kết dưới dạng chiết xuất, bột và sấy khô

Còn gọi là tạo giáp, tạo giác, chưa nha tạo giác, man khét (Cămpuchia).

Tên khoa học Gleditschia australis Hemsl. (Gledìtschia sinensis Lamk., Mimosa fera Lour.)

Thuộc họ Vang Caesalpìniaceae.

Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau đây:

  • Quả bồ kết tạo giác (Fructus Gleditschìae)- là quả bổ kết chúi khô.
  • Hạt bồ kết tạo giác tử (Semen Gleditschiae) là hạt lấy ờ quả bồ kết chín đã phơi hay sây khố.
  • Gai bồ kết tạo thích, tạo giác thích, thiên đình, tạo trâm (Spina Gleditschiae) là gai hái thân cây bổ kết, đem về phơi hay sấy khô’ hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô.

1. Giới thiệu chung

Bồ kết là một cây to cao chừng 6-8m, trên thân có những túp gai có phân nhánh, dài tới 10-15cm. Lá kép lông chim, cuống chung có 25mm, rộng 15mm. Hoa màu trắng khác gốc hay tạp tính, mọc thành chùm hình bông, Quả giáp, dài l-12cm, rộng 15-20mm, hơi cong hình lưỡi liềm hay thẳng, quả mỏng nhưng ở những nơi có hạt thì nổi phình lên, trên mặt quả có phủ lớp phấn màu xanh nhạt. Trong quả có 10-12 hạt dài 10mm, rộng 7mm, dày 4mm, màu vàng nâu nhạt, quanh hạt là một chất cơm màu vàng nhạt. Mùa bồ kết: Tháng 10-11

Cây bồ kết mọc hoang và được trồng tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, Còn thấy mọc tại các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Riêng đảo Cát Bà (Hải Phòng) có tới 40.000 cây, hằng năm cho tới 40 tấn bồ kết.

Vào tháng 10-11, quả chín, hái về phơi hay sấy khô. Khi mới hái quả có màu xanh hay hơi vàng, phơi và để lâu có màu đen bóng.

Gai bồ kết có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào các tháng 9 đến tháng 3 năm sau, hái về phơi khò hoặc nhân lúc gai còn dang tươi, thái mỏng rồi mới phơi hay sây khô.

2. Thành phần hóa học

Từ quả bồ kết ở Việt Nam, chúng tôi đã chiết được chất saponin tinh khiết với hiệu suất 10% (G. Herman-I. Ciulei, Đỗ Tất Lợi, y học tạp chí số 1-1961, 26-29), chất saponin này không mùi, vị nhạt, gây hắt hơi mạnh, cho với axit sunfuric đặc màu vàng sau sang màu đố và tím (phản ứng Kobert), với phản ứng Lieberman (anhyđrìt axetic và axit sunfuric đặc) giữa hai lớp chất lỏng cho một vòng màu tím, sau đó lớp trên có màu xanh lục, với axit tricloraxetic nóng (phản ứng Hirschson) cho màu vàng sau ngả sang màu đỏ, độ chảy 198°-202°C, năng suất quay cực -32°, chỉ sô’ phá huyết đối với máu bò 33.000. Sapo­nin này tan trong rượu và nước.

Từ chất saponin này, chúng tôi đã thuỷ phân và kết tinh được chất sapogenin có tinh thể hình kim tụ thành hình ngối sao, không tan trong nước, tan ưong ête, cồn và clorofoc, độ chảy 298- 301 °C cho phản ứng Lieberman. Hiệu suất sapongenin từ quả bồ kết là 3%.

3. Công dụng của bồ kết

Nước bồ kết gội đầu, giạt quần áo lụa, len có màu không bị ố. Ngoài việc dùng bồ kết làm nguyên liệu để chế chất saponin, bồ kết còn được dùng trong đông y để chữa nhiều bệnh khác nhau.

Bồ kết: Theo các tài liệu cổ thì bồ kết (bỏ hạt, hoặc dốt ra than, hoặc tán nhỏ làm thành viên hay thuốc bột) có vị cay, mặn, tính ôn hơi có độc, vào 2 kinh phế và đại tràng. Có năng lực thông tiểu, tiêu đờm, sát trùng, làm cho hắt hơi dùng chủ yếu chữa trung phong cấm khẩu phong tê, tiêu đồ ăn, đờm xuyên thũng, sáng mắt, ích tinh.

Liều dùng hằng ngày 0,5 đến 1g dưới dạng thuốc bột, hay đốt ra than mà dùng, hoặc thuốc sắc.

Hạt bồ kết: Trong sách cổ nói hạt bồ kết vị cay, tính ôn, không độc, có tác dụng thông đại tiên, bí kết, chữa mụn nhọt.

Gai bồ kết (tạo thích, tạo giác thích): Có vị cay, tính ôn, không độc. Chữa ác sang tiêu ung độc, làm xuống sữa

Để biết thêm thông tin về nhà máy, vùng dược liệu, các dược liệu, chiết xuất khác quý khách hàng có thể liên hệ tới số hotline 0909 902 115  hoặc truy cập website https://ccc.vn để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bồ kết”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Cart