Mô tả
3C cung cấp dược liệu mận dưới dạng chiết xuất, bột và sấy khô
Tên tiếng Việt:Lý tử, Mác măn (Tày)
Tên khoa học: Prunus salicina Lindl. var. salicina
Họ: Rosaceae (Hoa hồng)
1. Giới thiệu chung
- Cây nhỏ, cành nhẵn, màu nâu đỏ. Lá mọc so le, hình mũi mác, dài 6 – 8cm, rộng 2 – 3cm, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân và gân nổi rõ; cuống lá nhẵn hoặc hơi có lông, đồi khi có hai tuyến nhỏ ở phần dưới; lá kèm rất mảnh, sớm rụng.
- Hoa màu trắng, tụ họp 3 – 5 cái ở kẽ lá; đài nhẵn, 5 răng hình mũi mác; tràng 5 cánh hình trứng nhẵn; nhị 25 – 30, xếp thành 2 vòng, các nhị ở ngoài dài bằng cánh hoa, các -nhị ở trong ngắn hơn, chỉ nhị mảnh và hơi phình ở gốc; bầu thượng, lô.
- Quả hạch, hình cầu, nhẵn bóng, màu tím đỏ thẫm hoặc vàng lục, có một rãnh bên; hạt cứng.
- Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 7-8.
- Nhiều giống mận ngon như mận Hậu, mận Tam Hoa, mận Lạng Sơn, mận Vân Nam, mận Đà Lạt, mận đỏ, mận vàng… cũng được dùng.
2. Thành phần hóa học
Nhân hạt mận chứa amygdalin.
3. Công dụng của mận
Mận là một loại quả ngon, được ăn với muối để kích thích tiêu hoá, giải khát. Ngoài ra, còn chữa đau nhức khớp xương. Ở Trung Quốc, quả mận được dùng chữa hư lao cót chưng (triệu chứng bệnh lao), đái đường. Chú ý không được ăn nhiều, gây nóng âm ỉ trong bụng. Nhân hạt chữa ho có đờm, vết thương sưng đau, bụng đầy nước.
Rễ chữa bệnh phụ khoa, khí hư, bạch đới, kiết lỵ, đau răng; trẻ em sốt cao.
Hoa chữa tàn nhang, rám đen, làm cho da trắng ra.
Lá chữa sốt cao, co giật ở trẻ em.
Để biết thêm thông tin về nhà máy, vùng dược liệu, các dược liệu, chiết xuất khác quý khách hàng có thể liên hệ tới số hotline 0909 902 115 hoặc truy cập website https://ccc.vn để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.