Sa sâm – Dược liệu CCC

Sa sâm


Sa sâm là dược liệu có giá trị giống sâm, mọc phổ biến ở vùng đất cát dọc bờ biển nước ta

Xóa

Mô tả

3C cung cấp dược liệu sa sâm dưới dạng chiết xuất, bột và sấy khô

Còn gọi là pissenlit maritime, salade des dunes.

Tên khoa học Launaea pinnatifida Cass (Microrhynchus sarmentosus DC., Prenanthes sarmentosa Willd.)

họ Cúc A.steraceae (Composítae’). Sa=cát, sâm= sâm vì vị thuốc có công dụng như sàm mà lại mọc ở cát.

Tên sa sâm dùng để chỉ rất nhiều vị thuốc lấy từ rê ở nhiều cây khác nhau, thuộc họ thực vật khác hẳn nhau. Ở đây trước hết chúng tôi giới thiệu một loại sa sâm đang được ta khai thác, sau đó giới thiệu các vị thuốc sa sâm khác. Khi nghiên cứu và sử dụng cần đặc biệt chú ý tránh nhầm lẫn

1. Giới thiệu chung

Sau đầy là mô tả cây sa sâm đang được khai thác tại Nam Định, Hà Nam, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quàng Bình.

Sa sâm là loại cỏ sống lâu năm, có rễ mềm mọc thẳng, dài 15-25cm màu vàng nhạt. Mỗi gốc có thể mọc ra 2 hay 3 thân bò hình sợi dài. Thân bò như những cây khác, cứ như vậy mọc lan chạy dài mãi. Lá mọc ở gốc xếp thành hoa thị ờ quanh gốc, lá dài 5- 8cm xẻ lông chim gồm 7-8 thuỳ, các thuỳ dưới thon lại thành cuống. Mép lá có răng cưa thưa và không đều trống giống lá cải cúc hay bồ công anh (tên Pháp gọi là bổ công anh ở biển=pissenlit maritime). Hoa hình đấu, màu vàng, mọc ở đốt và ở gốc. Cuống ngấn, mọc đơn độc. Quả bế hình trụ, đầu hơi thon lại, dài 4mm có chùm lông sớm rụng.

Cây này mọc hoang phổ biến ở các bờ biển Việt Nam, vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Vào các tháng 7 và 8-9, đào về rửa sạch bằng nước vo gạo, đổ chín rồi phơi khô. Có nơi hái về rửa sạch, ngâm nước phèn chua 1/5 hoặc 2/5, phơi cho se, xông diêm sinh hơn 1 giờ rồi mới phơi khô hẳn.

2. Thành phần hóa học

Có chất đường, tanin, ít chất béo

3. Công dụng của sa sâm

Có nơi nhân dân hái lá ăn sống như rau xà lách và chữa bệnh tạng bạch huyết (lymphatisme). Có khi người ta dùng rẻ phơi khô sao vàng sắc đặc uống cho mát phổi (giải nhiệt) có tác dụng nhuận và thông tiểu. Vùng Nha Trang những người đì bể dùng cây này giã nhỏ chữa những chỗ cá mực cắn

Theo tài liệu cổ ý dĩ có vị ngọt, tính hơi hàn vào 3 kinh tì, vị và phế. Có tác dụng kiện tì bổ phế, thanh nhiệt thẩm thấp. Dùng chữa thủy thung cước khí tiết tả, phế ung.

Để biết thêm thông tin về nhà máy, vùng dược liệu, các dược liệu, chiết xuất khác quý khách hàng có thể liên hệ tới số hotline 0909 902 115  hoặc truy cập website https://ccc.vn để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sa sâm”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Cart