Đậu nành – Dược liệu CCC

Đậu nành


Hạt đậu nành là một món ăn nhẹ làm từ hạt đậu nành tươi được ngâm trong nước sau đó để ráo và nướng. Chúng có hương vị tương tự như các sản phẩm đậu nành khác nhưng có kết cấu như hạt phỉ, và thậm chí còn được nghiền thành bơ đậu nành. Hạt đậu nành rất giàu chất xơ, protein thực vật, isoflavone và một số chất dinh dưỡng khác, và chúng có thể thúc đẩy giảm cân và tăng cường sức khỏe của tim và xương…

Xóa

Mô tả

3C cung cấp dược liệu đậu nành dưới dạng chiết xuất, bột và sấy khô

Còn gọi là đậu tương, đại đậu.

Tên khoa học Glycine soja Siebold et Zucc, Glucine max (L.) Merill, Soja hispida Maxim.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

1. Giới thiệu chung

Cây thảo, hằng năm, có thân mảnh, gần hỏa mộc, cao từ 0,80 đến 0,90m, có lông, có cành hướng lên phía trên. Lá mọc cách có 3 lá chét hình trái xoan, gần nhọn mũi, hơi không đều ở gốc. Hoa trắng hay tím xếp thành chùm ở nách. Quả thõng, hình liềm, gần bị ép có nhiều lông mềm màu vàng, thắt lại giữa các hạt.

Hạt 2, 3, 5 gần hình cầu, hình thận dài, màu vàng rơm nhạt. Như trên đã nói ở nước ta chỉ thấy có loại đậu nành màu vàng rơm, còn những loại hạt màu đen, đỏ, lục… người ta gọi tên khắc nhưng trong các tài liệu thực vật nước ngoài người ta mô tả hạt đâu nành có thể có màu vàng, đỏ, lục, hay đen

2. Thành phần hóa học

Toàn cây chứa 12% nước, 16% gluxit, 14- 15% protein, 6% muối khoáng và các chất khác không có nitơ.

Hạt chứa trung bình 8% nước, 4-5% chất vô cơ, trong đó rất nhiều kalí (2%), natri (0,38%), Ca (0,23%), photpho (0,65%), magiê (0,24%) s (0,45%).

Gluxit từ 15-25% bao gồm các holozit (sacaroza, rafinoza, stachyoza) các pentozan và galactozan. Rất ít tinh bột (chỉ chiếm khoảng 55 trong hạt chín) nhưng lại bị men amylaza chuyển thành dextrin và đường.

Chất béo chiếm 15-20% có khi đạt 23%. 

3. Công dụng của đậu nành

Trong y dược, bột đậu nành (làm mất mùi bằng hơi nước) trộn với bột ngũ cốc, cacao dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh, người bị bệnh đường tiện (đái đường) do giá trị dinh dưỡng cao, ít glux.it sinh glycogen. Còn dùng làm thức ãn cho người bị thấp khớp, bệnh gút, người mới Ốm dậy, người lao động quá sức.

Lexitin và casein dùng riêng hay phối hợp làm thuốc bổ dưỡng, làm tá dược Stigmasterol dùng trong tổng hợp progesteron.

Trong công nghiệp dược phẩm, bột đậu nành được dùng chế môi trường nuôi cấy nấm mốc kháng sinh, trong công nghiệp chế một số axit amin như acginin, axit glutanìc bằng thủy phân axit bột đặu nành. Nelt đã thống kê trong năm 1965, ừong sản lượng 100.000 lán axit glutamic/ năm của toàn thể giới, một phần ba số axit này do thủy -phân dậu nành.

Bột đậu nành sau khi đã loại dầu hay nước đậu nành sau khi đã tinh chế được dùng chế men ureaza, thuốc thử đặc hiệu đối với urê ưong hóa sinh.

Để biết thêm thông tin về nhà máy, vùng dược liệu, các dược liệu, chiết xuất khác quý khách hàng có thể liên hệ tới số hotline 0909 902 115  hoặc truy cập website https://ccc.vn để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đậu nành”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Cart