Mô tả
3C cung cấp dược liệu đông trùng hạ thảo dưới dạng chiết xuất, bột và sấy khô
Tên gọi khác: Trùng thảo, hạ thảo đồng trùng.
Tên khoa học: Cordyceps sinensis (Berk) Sacc.
Họ: Nhục tòa khuẩn Hypocreaceae.
1. Giới thiệu chung
Hằng năm tại Thất Khê (Lạng Sơn) hay Hòa Bình nhân dân có bán với tên đông trùng hạ thảo một loại sâu khác, sống trong thân cây thuộc họ lúa Graminae.
Sâu này có tên khoa học Brihaspa atrostigmella thuộc họ sâu Cánh bướm (Lepidopterae). Nó sống trong thân cây chít (một loại lau) vẫn cho lá để gói bánh tro. Tên khoa học của cây chít là Thysanoloena maxima o. Kuntze họ Lúa Poaceae. Người ta còn gọi là cây đót, cây le, cây còng.
Cây chít cao như cây bông lau, tháng 3-4 có bông vọt lên, cứng dài hơn bống lau, người ta thường cất về làm chổi quét bụi bàn ghế hay chổi quét vôi. Vào các tháng 11-12 vào rừng thấy những cây chít nào cụt, không có búp thường có sâu ẩn trong thân. Cắt ngang thân từ chỗ cành đến ngọn dài 50-60cm. Đem về xé đôi thân sẽ thấy con sâu ờ trong. Thực ra đó chỉ mới là nhộng của con sâu Brihaspa atrostigmella. Sâu này đẻ trứng ở vỏ cây, nhộng nở ra chui vào và sống trong thân cây qua mùa đông.
Nhộng màu trắng vàng, dài khoảng 35mm. Thả vào châu nước muối để rửa cho sạch. Sau đó rang hay sấy cho khô. Tẩm mật ong rồi lại sấy khô. Cuối cùng ngâm sâu này vào rượu sẽ thấy các chất béo nổi lên như mỡ trong nước luộc gà.
2. Thành phần hóa học
Đông trùng hạ thảo Việt Nam chưa được nghiên cứu.
Trong đông trùng hạ thảo nhập ỏ Trung Quốc người ta đã lấy được chừng 7% một loại axit đặc biệt gọi là axit cocdixepic 3-4-5 tetraoxyhexahydrobenzoic, có cấu tạo tương tự như axìt quinic. Nhưng các chất khác và hoạt chất chưa được biết.
Đông trùng hạ thảo chứa 25-32% protit. Khi thủy phân cho axit glutamic, prolin, histidin, valin và oxyvalin, acginin và alanin. Ngoài ra còn có 8,4% chất béo trong đó axit béo no chiếm 13%, axit không no chiếm 82,2% (axit linolic 31,69%, axit linilenic 68,31%) (theo Lưu Thọ Sơn và cộng Sự-Trung dược nghiên cứu đề yếu, 1963, 126).
Ngoài ra người ta còn chiết được axit cordycepic chứng minh là D-mannitol (theo Sprecher M. và cộng Sự-J. Org. Chem. 1963, 28, 2490).
Từ Cordyceps militaris (L.) Link, nuôi dưỡng trong môi trường người ta chiết được cordycepin 3’ deoxyadenosin CI0H13O3N5.
3. Công dụng của nữ trinh tử
Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc được ghi vào tài liêu thuốc đông y vào giữa thế kỷ 18 trong bộ Bản thảo cương mục thập di (1765).
Theo sách cổ ghi chép, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bổ, chữa thần kinh suy nhược, chữa ho, ho lao. Bổ tinh khí chữa đau lưng, bổ thận
Người ta cho rằng đông trùng hạ thảo ngâm rượu uống chữa chứng đau lưng, mỏi gối, tác dụng ngang với nhân sâm.
Theo tài liệu Cỡ, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn, vào 2 kinh phế và thận. Có tác dụng ích phế, thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, dùng chữa hư lao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lưng gỗi đau mỏi, di tinh.
Đông trùng hạ thảo Việt Nam mặc dầu khác đông trùng hạ thảo nhập từ Trung Quốc, nhưng nhân dân cũng dùng như đông trùng hạ thảo nhập. Ngoài ra, người ta còn xào nấu với trứng mà ãn cho bổ, hoặc có người mua đông trùng hạ thảo Việt Nam về để nuôi chim họa mi.
Để biết thêm thông tin về nhà máy, vùng dược liệu, các dược liệu, chiết xuất khác quý khách hàng có thể liên hệ tới số hotline 0909 902 115 hoặc truy cập website https://ccc.vn để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.