Khổ Sâm Sấy Khô Trị Mụn Nhọt
Cây khổ sâm được dân gian gọi với nhiều tên khác như cây khổ sâm cho lá, khổ sâm bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón và có tên khoa học là Folium Crotonis tonkinensis, thuộc họ Euphorbiaceae (Thầu dầu). Dược liệu từ khổ sâm là phần lá và cành, là một loại thực vật có hoa được dùng trong một số bài thuốc trị các bệnh lý thường gặp như viêm loét dạ dày tá tràng, ung nhọt, khó tiêu…
1.Đặc điểm
Cây: Khổ sâm là dạng cây bụi, nhỏ, cao khoảng 1 – 1.2m. Cành cây non mảnh, lá mọc so le, có khi mọc đối xứng hoặc mọc thành vòng gồm 3-6 lá
Lá: Lá có hình mũi mác, dài khoảng 5 – 6cm, rộng 2 – 3cm, mép lá nguyên. Hai mặt lá có lông hình khiên, mặt trên màu xanh lá, mặt dưới màu trắng bạc óng ánh như lá nhót. 3 gân chính tỏa ra từ gốc lá cùng với 2 tuyến dạng răng nhỏ.
Hoa: Hoa mọc theo cụm ở đầu cành, màu vàng trắng, dài tầm 2-7cm gồm cả hoa đực và hoa cái (lưỡng tính) hoặc có cụm hoa đực và hoa cái riêng (đơn tính). Hoa đực gồm 5 lá dài hình bầu dục, 3 vòi nhị. quả nang có dạng gần giống hình cầu, dài 5-12cm, đường kính 5-8mm, đầu có mỏ dài chứa 3-7 hạt, gần hình cầu, màu đen.
Khi khô quả nứt thành 3 mảnh, trên đỉnh mỗi mảnh có 1 bướu nhỏ màu đỏ hung, hạt khổ sâm hình trứng, có mỏ, màu nâu hung. Cây thường ra hoa vào tháng 5-8.
Cây khổ sâm được tìm thấy nhiều ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Ở Việt Nam, cây thuốc này phân bố ở một số tỉnh thuộc biên giới Việt – Trung.
Bộ phận dùng của cây khổ sâm
Bộ phận của khổ sâm dùng làm dược liệu là lá và cành cây. Có thể để nguyên lá hoặc cắt vụn thành từng mẩu 1-3cm, trộn với một số đoạn cành hoặc ngọn cây non có hoa, quả. Mặt trên lá màu lục xám có nhiều đốm trắng, mặt dưới màu trắng bạc.
Thu hái, sơ chế và bảo quản
Lá và cành khổ sâm được thu hái quanh năm vào thời điểm cây ra hoa. Sau khi hái về, dược liệu được rửa sạch, cắt thành từng đoạn 1-3cm, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ vừa cho đến khi khô. Khi dùng làm thuốc sẽ đem sao vàng.
2.Các bài thuốc của khổ sâm
Dưới đây là các cách sử dụng cây khổ sâm trong các bài thuốc truyền thống để điều trị một số vấn đề sức khỏe:
Điều trị bệnh viêm đại tràng
Nấu 20g lá khổ sâm với nước, lấy khoảng 300ml nước và uống vào buổi sáng, kết hợp với việc ăn món trứng gà lá mơ lông tía hàng ngày. Sử dụng kiên trì trong khoảng 1 tháng có thể cải thiện tình trạng tiêu hóa.
Chữa bệnh kiết lỵ và đau bụng đi ngoài
- Bài thuốc 1: Sử dụng lá khổ sâm và lá phèn đen (mỗi thứ 1 năm) nấu nước uống.
- Bài thuốc 2: Sử dụng lá khổ sâm, rau sam, cỏ sữa, nhọ nồi, lá mơ lông (mỗi vị 10g). Sắc lấy nước và uống hàng ngày.
Chữa đau bụng không rõ nguyên nhân
- Nhai trực tiếp 1 nắm lá khổ sâm với vài hạt muối, có thể thêm gừng để giảm tình trạng buồn nôn do không quen.
Chữa đau bụng sau khi ăn, đầy bụng, khó tiêu
- Sử dụng 30g lá khổ sâm và 30g dây ngày hương đã phơi khô. Sau đó, cho hết dược liệu vào ấm, thêm 3 lát gừng, sắc thành nước uống hàng ngày hoặc dùng thay trà.
Chữa khắp mình nổi mẩn ngứa
- Sử dụng lá cây khổ sâm, kinh giới, lá đắng cay, và lá trầu không, đem nấu nước xông và tắm rửa.
Chữa vẩy nến
- Sử dụng khổ sâm, huyền sâm, kim ngân, sinh địa (mỗi vị 15g) và quả ké (10g). Tất cả đem tán bột và uống hàng ngày (20-25g).
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng
- Sử dụng lá khổ sâm, bồ công anh, nhân trần, lá khôi, chút chít, và lá mơ lông (mỗi vị 12g) để tạo thành bột. Uống hàng ngày sau khi pha với nước đun sôi (30g/ngày).
Trị mụn nhọt
Sử dụng 10-15g khổ sâm sấy khô, 10g lá trà xanh. Đem nấu nước, để nguội và thêm mật ong vào, dùng bông chấm lên những chỗ bị mụn nhọt 10-15 phút rồi rửa sạch.
Lưu ý khi sử dụng khổ sâm
- Không sử dụng Khổ Sâm cho những người có tỳ vị hư nhược.
- Không sử dụng Khổ Sâm cùng lúc với Lê lô.
- Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng và tuân thủ liều lượng được chỉ định.